Mô tả chi tiết
BPO - Ở góc độ phát triển, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế quan trọng nhất của cả nước và vùng Đông Nam Bộ. Do vậy, vị trí tương đối của các địa phương đối với TP. Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhìn ở góc độ này, Bình Phước thuộc vòng lan tỏa thứ tư trong bán kính khoảng 80km cùng với Tây Ninh và Bến Tre, sau vòng thứ nhất là Bình Dương và Đồng Nai trong vòng bán kính 25km, vòng thứ hai là Long An với bán kính 45km, vòng thứ ba là Bà Rịa - Vũng Tàu với bán kính 60km.
Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã tích hợp toàn bộ các nội dung phát triển các ngành quan trọng, tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội, phương án phát triển. Đây cũng chính là căn cứ khoa học và công cụ pháp lý để tỉnh hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển.
Công nghiệp
Phát triển công nghiệp nhanh và bền vững theo hướng ưu tiên các ngành có giá trị gia tăng cao như: chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, vật liệu xây dựng, công nghệ thông tin,… Chú trọng nâng cao trình độ công nghệ; mở rộng và phát triển mới các khu, cụm công nghiệp.
Công nghiệp chế biến: phát triển công nghiệp chế biến sâu theo hướng cụm ngành; phát triển 3 nhóm ngành chủ lực: chế biến điều, chế biến cao su và gỗ, chế biến thực phẩm (các sản phẩm từ gia súc, gia cầm).
Công nghiệp chế tạo: tận dụng cơ hội tham gia Hiệp định CPTPP, EVFTA để thu hút đầu tư nâng cấp chuỗi công nghiệp chế biến, chế tạo; khuyến khích các doanh nghiệp có hoạt động nâng cấp chuỗi giá trị và hướng tới các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn.
Đất đai ở Bình Phước rất dồi dào và bằng phẳng nên thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, nhất là sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và phát triển đô thị - Ảnh: Tiến Dũng
Công nghiệp hỗ trợ: hình thành một số cơ sở sản xuất công nghiệp hỗ trợ đủ lớn, có khả năng đào tạo, nghiên cứu, có năng lực dẫn dắt, hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế.
Công nghiệp năng lượng tái tạo: phát triển các dự án điện năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.
Công nghiệp vật liệu xây dựng: phát triển các sản phẩm vật liệu xây dựng có thế mạnh của tỉnh, có hiệu quả kinh tế cao.
Công nghệ thông tin: tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp phát triển và ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Bình Phước sẽ chú trọng mở rộng và phát triển mới các khu, cụm công nghiệp - Ảnh: Tiến Dũng
Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp: Huy động các nguồn lực để phát triển mạng lưới khu công nghiệp tại các địa phương trong vùng phía Nam và lân cận, gồm: thành phố Đồng Xoài, thị xã Chơn Thành, huyện Đồng Phú, huyện Hớn Quản. Mở rộng và thành lập mới các khu công nghiệp khi được cấp có thẩm quyền giao bổ sung chỉ tiêu đất khu công nghiệp và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 18.105 ha.
Phương án phát tri