Đăng nhập Đăng ký

Tin tức dự án

Điều kiện nào để người ngước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam

07 Tháng 12 Năm 2020 10:26

Ngày nay, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam học tập và làm việc ngày càng nhiều, đặc biệt là những người có quốc tịch như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan,…. Trong số những người nước ngoài đang làm việc và học tập tại Việt Nam, thì có nhiều người muốn sinh sống cũng như an cư lâu dài tại nước ta.

Để có thể sinh sống, làm việc, học tập hay định cư lâu dài tại Việt Nam, thì một câu hỏi luôn được người nước ngoài đặt ra khi họ di cư vào nước ta là họ có thể thuê nhà hay mua nhà ở tại Việt Nam hay là không? Vậy pháp luật Việt Nam có những quy định nào đối với phân khúc cho thuê nhà riêng, cho thuê căn hộ ,... hay mua bán nhà ở sở hữu nhà của người nước ngoài khi sống tại Việt Nam? Cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

1/ Người nước ngoài có được thuê nhà hay mua nhà ở Việt Nam không?

Thực ra, câu hỏi này không chỉ có những người nước ngoài mới đặt ra, mà ngay cả người Việt Nam cũng đặt ra khi họ đang muốn bán nhà, hay cho người nước ngoài thuê nhà. Quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam chính là quyền của chủ sở hữu trong việc thực hiện quyền sử dụng, quyền chiếm hữu, quyền định đoạt nhà ở thuộc sở hữu của mình theo đúng quy định của pháp luật. Vậy họ có được sở hữu nhà ở khi sinh sống tại Việt Nam không?

theo điều 159 Luật nhà ở 2014 có quy định về người được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà tại Việt Nam của tổ chức hay cá nhân người nước ngoài, cụ thể như sau:

Đối tượng khách mua nhà là tổ chức, cá nhân người nước ngoài bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân người nước ngoài đầu tư xây dựng nhà dự án tại Việt Nam theo quy định của luật này và pháp luật có liên quan
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
c) Cá nhân người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà thương mại bao gồm căn hộ chung cư; nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo như quy định của Chính phủ.

nguoi-nuoc-ngoai-thue-nha-tai-viet-nam

Quyền sở hữu nhà của người nước ngoài tại Việt Nam dựa theo quy tắc nào?

 

Điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP có quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở quy định về khu vực tổ chức, cá nhân người nước ngoài được sở hữu nhà ở như sau:

- Tổ chức, cá nhân là người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư; nhà riên) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm an ninh quốc phòng, theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phải có trách nhiệm xác định cụ thể khu vực nào cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại từng địa phương và phải ó văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn không cho phép tổ chức, cá nhân người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.

Như vậy, người nước ngoài sẽ được phép nhập cảnh vào Việt Nam và có quyền sở hữu nhà tại Việt Nam. Với điều kiện hộ chiếu còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân nào là chủ sở hữu thì sẽ đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất và có toàn quyền chuyển nhượng, tặng cho. Người nước ngoài sẽ được sở hữu nhà theo hình thức nhà ở thương mại bao gồm chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng: Biệt thự, nhà ở liền kề (Trừ các dự án nhà ở thuộc khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ Việt Nam).

2/ Được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam đối với 1 người nước ngoài?

Đây cũng là một câu hỏi mà có không ít người đặt ra. Liệu người nước ngoài có bị hạn chế về số lượng nhà khi mua nhà ở Việt Nam hay không?

nguoi-nuoc-ngoai-thue-nha

Người nước ngoài có bị hạn chế số lượng nhà khi mua nhà ở Việt Nam hay không?

 

Theo Luật Nhà ở 2014, Nghị định 99/2015/NĐ-CP và Thông tư số 19/2016/TT-BXD thì Cá nhân là người nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong cùng một tòa nhà chung cư; nếu là nhà riêng, bao gồm biệt thự, nhà liền kề,... thì trên một khu vực có số dân tương đương với một đơn vị hành chính cấp phường, thì chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 ngôi/ căn nhà. Trường hợp trên 1 địa bàn có số dân tương đương với một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa  chung cư để bán, cho thuê mua, thì tổ chức, cá nhân người nước ngoài đó chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ trên/tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa chung cư này.

Đối với một tòa chung cư (kể cả chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp) thì tổ chức, cá nhân người nước ngoài chỉ sở hữu không quá 30% trong tổng số căn hộ có mục đích để ở của tòa chung cư đó. Trường hợp tòa nhà có nhiều đơn nguyên hoặc nhiều khối nhà cùng chung khối đế thì chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ có mục đích để ở của mỗi đơn nguyên, mỗi khối nhà.

3/ Thời hạn sở hữu nhà

Bên cạnh số lượng nhà mà người nước ngoài được phép sở hữu tại Việt Nam, thời hạn sở hữu nhà cũng là một  câu hỏi được nhiều người nước ngoài đặt ra khi thuê nhà hay mua nhà ở Việt Nam. Đối với cá nhân nước ngoài, chỉ được sở hữu nhà theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, nhận - tặng - cho, nhận thừa kế nhà, nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận. Khi hết hạn, nếu chủ sở hữu nhà có nhu cầu thì có thể được Nhà nước xem xét thêm, gia hạn theo quy định của Chính phủ; thời hạn sở hữu phải được ghi trong Giấy chứng nhận. Trường hợp người nước ngoài kết hôn với ngườiViệt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, thì được sở hữu nhà ổn định, lâu dài và có quyền của chủ sở hữu nhà  như người Việt Nam. Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở, chủ sở hữu có thể tặng cho hoặc bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; nếu quá thời hạn được sở hữu mà chủ sở hữu không bán, tặng hoặc cho, thì nhà đó thuộc sở hữu của nhà nước.

Trường hợp bán hoặc tặng nhà ở cho tổ chức, hộ gia đình, người trong nước, người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, thì bên mua, bên nhận tặng được sở hữu nhà ổn định lâu dài.

Trường hợp bán hoặc tặng nhà cho tổ chức, người nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà tại Việt Nam, thì bên mua, bên nhận tặng chỉ được sở hữu trong thời hạn còn lại; khi hết thời hạn mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thì được Nhà nước xem xét, gia hạn theo quy định của Chính phủ; Bên bán, bên tặng nhà phải nộp thuế và nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.

nguoi-nuoc-ngoai-thue-nha

 Thời hạn sở hữu nhà là câu hỏi được nhiều người nước ngoài đặt ra

 

Gia hạn sở hữu nhà ở

Trước khi hết hạn sở hữu 03 tháng, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thì phải có đơn ghi rõ thời hạn, kèm bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận nhà ở và gửi cho UBND cấp tỉnh nơi có nhà đó xem xét và giải quyết.

Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị của chủ sở hữu, UBND cấp tỉnh sẽ xem xét và có văn bản đồng ý gia hạn nhà ở theo đề nghị của chủ sở hữu, nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ khi hết hạn sở hữu lần đầu ghi trên Giấy chứng nhận.

Căn cứ vào văn bản đồng ý gia hạn của UBND cấp tỉnh, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm ghi gia hạn trên Giấy chứng nhận; cơ quan cấp Giấy chứng nhận cũng phải sao một bản Giấy chứng nhận và chuyển cho Sở Xây dựng để tiện theo dõi.

Trường hợp khi hết hạn sở hữu nhà lần đầu mà người nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quyết định buộc xuất cảnh hoặc là buộc phải chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, thì không được gia hạn thêm; nhà ở này sẽ được xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở năm 2014.

Trên đây là một số điều kiện và quy định bắt buộc dành cho người nước ngoài muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Nên nhà đầu tư nào đang có nhà bán hoặc nhà cho thuê mà khách hàng là người nước ngoài thì nên lưu ý. Thị trường nhà ở tại các thành phố lớn như nhà cho thuê Bình Dương, nhà bán Bình Dương, nhà cho thuê Đồng Nai, nhà bán Đồng Nai,...được khá nhiều người nước ngoài quan tâm, bởi những nơi này tập trung nhiều xí nghiệp, cụm công nghiệp lớn, các kỹ sư người nước ngoài về Việt Nam làm việc trong những khu công nghiệp đó cũng rất đông đảo. 

Nhà đất bán Nhà đất cho thuê
Tin đã lưu