Đăng nhập Đăng ký

Tin tức dự án

Cách mượn tuổi làm nhà? Có nên mượn tuổi làm nhà không?

19 Tháng 02 Năm 2019 09:46

Trước khi làm nhà, chúng ta sẽ rất quan tâm đến các yếu tố phong thủy nhà ở như hướng hợp làm nhà, tuổi xây nhà,...Có không ít trường hợp gia chủ muốn xây nhà sớm trong năm nhưng lại không hợp tuổi, nếu xây nhà trong thời gian đó thì rất có hại cho chính gia chủ và cả các thành viên trong gia đình.

Vì vậy, rất nhiều người chọn cách mượn tuổi làm nhà để tránh tai họa khi xây nhà không hợp với năm đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ phương pháp này cũng như những thủ tục mượn tuổi làm nhà, từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống của gia chủ.

 

Hãy cùng Nhadatinfo tìm hiểu về vấn đề này nhé.

 

Nguyên do chúng ta cần phải mượn tuổi làm nhà

 

Tùy thuộc vào năm sinh cũng như cung, can, chi, mệnh của mỗi người khác nhau mà năm xây nhà phù hợp cũng có sự khác biệt. Thông thường, dựa trên 5 yếu tố lần lượt là Kim Lâu, Tam Tai, Thái Tuế, Trạch Tuổi và Hoàng Ốc mới xác định được năm đó có nên xây nhà hay không. Trong thực tế, việc chờ được tuổi làm nhà không phải là việc dễ dàng. Bởi vì nhiều người phải 2, 3 năm sau thì tuổi mới hợp để làm nhà, thậm chí còn có trường hợp lâu hơn. Trong khi đó, một ngôi nhà với đầy đủ tiện nghi là nhu cầu sống thiết yếu của con người, việc chờ vài năm mới xây nhà quả thật không dễ dàng.

 

Vì vậy, cách mượn tuổi làm nhà trở thành một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng nhất. Phương pháp này đáp ứng được nhu cầu xây nhà của gia chủ mà không phải lo lắng về các yếu tố phong thủy ảnh hưởng đến chính gia chủ và các thành viên trong gia đình.

mượn tuổi làm nhà

Vì sao chúng ta cần phải mượn tuổi làm nhà?

 

Tuy nhiên, theo quan điểm nhìn nhận của các chuyên gia phong thủy, việc này không phải là việc có thể dễ dàng thực hiện, bởi vì thủ tục mượn tuổi làm nhà khá rắc rối, lằng nhằng. Trên thực tế, việc mượn tuổi làm nhà có nghĩa là bạn đang “mượn” mệnh của một người khác để động thổ, bởi vì người động thổ có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phong thủy của ngôi nhà. Người động thổ làm nhà là người được mượn tuổi, phải đảm bảo không mắc hạn Tam Tai, Kim Lâu, Hoàng Ốc và có Trạch Tuổi, Thái Tuế phù hợp.

 

Thủ tục mượn tuổi làm nhà như thế nào?

 

Mặc dù thủ tục mượn tuổi làm nhà khá rắc rối, nhưng lại không quá khó để thực hiện. Tuy nhiên lưu ý, bạn cần phải nói rõ với người cho bạn mượn tuổi là người đó phải đứng ra làm tất cả các thủ tục liên quan đến ngôi nhà như: động thổ, nhập trạch,...

 

Trước khi tìm hiểu thủ tục mượn tuổi làm nhà như thế nào, chúng ta cần phải biết một số yêu cầu về người cho mượn tuổi để tránh tình trạng phản phong thủy:

 

1. Người cho mượn tuổi làm nhà phải là đàn ông:

 

Theo quan niệm của ông bà ngày xưa, người đàn ông sẽ là trụ cột chính trong gia đình, có vai trò gánh vác cho các thành viên trong nhà. Chính vì vậy, việc chọn người cho mượn tuổi là đàn ông sẽ giúp ngôi nhà nhận được nguồn vượng khí tốt hơn.

Thủ tục mượn tuổi làm nhà như thế nào?
Thủ tục mượn tuổi làm nhà như thế nào?

 

2. Nên mượn tuổi làm nhà của những người lớn tuổi

 

Khi chọn người để mượn tuổi, gia chủ nên chọn những người từ 27 - 65 tuổi, và nên chọn những người lớn tuổi hơn gia chủ. Mặc dù không có chứng cứ xác thực cho rằng người lớn tuổi hơn sẽ mang đến nguồn vượng khí lớn hơn, nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, việc chọn những người lớn tuổi sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm là yên lòng hơn. Đồng thời những người lớn tuổi còn biểu tượng cho sự trường thọ, mang đến sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

 

3. Bảo đảm được các yếu tố xây nhà

 

Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi mượn tuổi xây nhà chính là người mượn tuổi phải cùng lúc đáp ứng được 5 yếu tố: không phạm Tam Tai, Kim Ốc, Hoàng Lâu và hợp với Thái Tuế, Trạch Tuổi.

 

Thông thường, khi tìm người cho mượn tuổi làm nhà, đa phần đều chọn những người đàn ông trong họ hàng. Bởi vì họ hàng thân quen hơn, nhờ vả dễ dàng hơn, nhất là khi thủ tục làm nhà khá rắc rối. Mặc dù nhiều người cho rằng việc mượn tuổi làm nhà khá tốt, mang đến cuộc sống tốt đẹp cho gia chủ và các thành viên trong gia đình, nhưng một số trường phái phong thủy khác lại cho rằng đây là hành động “lừa dối thần linh”. Vì vậy, để có thể đảm bảo được việc mượn tuổi làm nhà được thực hiện đầy đủ và chính xác nhất, gia chủ cần lưu ý đến những yếu tố sau:

lưu ý khi mượn tuổi làm nhà

 

Đầu tiên, gia chủ và người cho mượn tuổi làm nhà làm khế ước với nhau. Đây là khế ước mua bán nhà, cho người mượn tuổi hoàn toàn sở hữu ngôi nhà của mình. Như vậy, trong quá trình làm nhà bao gồm động thổ, nhập trạch, cúng bái,..tất cả đều do người cho mượn tuổi đứng ra và thực hiện thay cho gia chủ, bảo đảm được phong thủy ngôi nhà một cách tốt nhất.

 

Sau đó, gia đình của gia chủ sinh sống trong ngôi nhà một cách bình thường. Cho đến thời điểm năm hợp tuổi của gia chủ, 2 người sẽ làm lại khế ước bán nhà với nhau, bán lại ngôi nhà cho gia chủ.

 

Rất nhiều người khi có nhu cầu mượn tuổi làm nhà cảm thấy lo lắng vì sự rắc rối trong việc thực hiện các thủ tục mua đi bán lại ngôi nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia phong thủy cho rằng việc làm khế ước mua đi bán lại ngôi nhà không cần thiết phải liên quan đến các thủ tục hành chính, vì đây là khế ước âm theo phong thủy, nên sẽ giảm bớt được sự rắc rối không cần thiết.

 

Sau khi gia chủ và người cho mượn tuổi đồng ý, lần lượt thực hiện các hành động sau để đảm bảo thủ tục mượn tuổi làm nhà được diễn ra chính xác:

 

1.Chủ nhà làm giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi (không cần có sự can thiệp hay công chứng của pháp luật).

2. Người cho mượn tuổi làm nhà có vai trò quan trọng trong ngày động thổ: làm lễ khấn vái và động thổ. Lưu ý trong khoảng thời gian làm lễ động thổ, gia chủ cũng như tất cả các thành viên trong gia đình nên tránh chỗ khác, cho đến khi làm lễ xong mới quay về nhà và làm mọi công việc như bình thường.

3. Trong giai đoạn đổ mái, cất nóc, người cho mượn tuổi cũng làm các thủ tục, lễ cúng thay chủ nhà và gia đình chủ nhà cũng tránh đi nơi khác khi đang làm lễ.

4. Khi làm lễ nhập trạch, người được mượn tuổi thay chủ nhà tiến hành cúng bái, thực hiện các thủ tục như: dâng hương cho chủ nhà, khấn hoàn thành nhà mới,...

5. Sau khi xây nhà xong, người cho mượn tuổi và gia chủ làm giấy bán lại ngôi nhà (lưu ý giá cao hơn so với ban đầu gia chủ bán nhà “tượng trưng” cho người mượn tuổi). Chủ nhà có thể mua lại ngay lập tức hoặc chờ đến năm hợp tuổi thì mua lại.

6. Chủ nhà làm lại lễ nhập trạch như bình thường, sau đó cả gia đình chuyển vào sinh sống.

 

Quan điểm về việc mượn tuổi làm nhà của các trường phái

 

Mỗi trường phái khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau về việc mượn tuổi xây nhà. Cùng tìm hiểu những khái niệm trên để xác định được việc mượn tuổi làm nhà có cần thiết và chính xác hay không:

 

Quan điểm của Dịch học: việc động thổ, xây dựng nhà mới tương tự như việc khai mở một huyệt đạo mới trong mỗi người. Vì vậy, gia chủ nên lựa chọn đúng Trạch thời để có thể nhận được nguồn cát khí của vũ trụ hỗ trợ cho trạch vận một cách tối đa.

Quan điểm về việc mượn tuổi làm nhà của các trường phái

Mỗi trường phái khác nhau sẽ có quan điểm khác nhau về việc mượn tuổi làm nhà

 

Quan điểm của Duy tâm: thần linh có thể chứng kiến và nhìn thấu tất cả. Vì vậy, khi người mượn tuổi thay mặt chủ nhà làm lễ cúng bái, khấn thần linh, thần linh sẽ phù hộ, giúp đỡ hoặc quở trách người cho mượn tuổi mà không tác động đến cuộc sống của chủ nhà cũng như các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, khi gia chủ có nhu cầu mượn tuổi làm nhà, nên chọn những người đàn ông trong họ hàng, càng ruột thịt, càng máu mủ càng tốt, vì sẽ thể hiện được sự gắn kết, liên quan những con người với nhau.

 

Quan điểm của Duy vật: trường phái Duy vật cho rằng, chúng ta đang sống trong vũ trụ, mọi sự vật, sự việc đều chịu sự tác động của vũ trụ, bị chi phối bởi trường khí vũ trụ. Chính vì vậy, khí trường vũ trụ năm đó tác động lên trực tiếp ngôi nhà của bạn thì bạn sẽ nhận sự ảnh hưởng, tác động của trường khí vũ trụ đó. Còn người cho mượn tuổi căn bản không ở ngôi nhà đó nên không hề bị ảnh hưởng bởi trường khí vũ trụ, và thủ tục mượn tuổi làm cũng chỉ là biện pháp trấn an tâm lý con người mà thôi.

 

Với những quan điểm khác nhau như vậy, việc mượn tuổi làm nhà có tốt không hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người.

 

Văn khấn mượn tuổi làm nhà

 

Khi mượn tuổi làm nhà, người cho mượn tuổi sẽ thay mặt chính chủ nhà và thực hiện các hoạt động quan trọng khi làm nhà như cúng lễ động thổ, cất nóc, nhập trạch. Vì vậy, bài văn khấn mượn tuổi làm nhà không có quá nhiều sự khác biệt so với bài văn khấn thông thường.

 

Văn khấn động thổ khi mượn tuổi làm nhà:

 

“Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

CON KÍNH LẠY:

- Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần.

- Quan đương niên hành khiển năm BÍNH THÂN.

- Ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương.

- Ngũ phương ngũ thổ long mạch tôn thần, các ngài tôn thần cai quản trong khu vực này.

Hôm nay, là ngày … tháng    năm        .

Tín chủ con là:………………………………………..   Tuổi: ….

Hiện ngụ tại: ……………………………………………………………………….

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Vì tín chủ con khởi công động thổ tại căn nhà ở địa chỉ: ………………………………

……………………………………………………………….. để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu.  Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị Linh Thần, cúi mong soi xét và cho phép được động Thổ tại nơi này. Nhân có lễ vật tịnh tài dâng cúng bày trên Linh Án, tín chủ con thành tâm kính mời:

- Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.

- Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.

- Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa.

- Ngài Định Phúc Táo Quân, các Ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và tất cả các vị Thần Linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin giáng lâm trước án chứng minh thọ hưởng. Và lai độ cho chúng con khởi công suôn sẽ, công việc tiến hành trôi chảy, người người đều đặng bình an, vạn sự hanh thông, sở cầu tất ứng.

Tín chủ chúng con lại kính mời các vị hương linh khuất mặt lần khuất quanh đây, các linh hồn chiến sĩ trận vong vì nước, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa, xin cùng tới đây thụ hưởng lễ vật, độ cho tín chủ chúng tôi hưng công sở thành, kiến tạo như ý, từ đây hoạn lộ hanh thông, Đông thành Tây tựu, trú sở cát tường.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần). “

 

Thủ tục chuộc nhà khi mượn tuổi

 

Sau khi nhờ người thân, họ hàng mượn tuổi làm nhà, chúng ta cần phải làm thủ tục “chuộc” nhà. Thủ tục chuộc nhà khi mượn tuổi không quá rắc rối và phức tạp, gia chủ chỉ cần chuẩn bị những vật dụng sau đây: chăn (mền), đệm, gạo, nước, một chiếc gương soi, bát nhang và một bếp lửa đang cháy.

 

Chuẩn bị đầy đủ những vật dụng trên đây, gia chủ lần lượt thực hiện theo các thủ tục sau:

 

1. Trong trường hợp gia đình có đầy đủ các thành viên bao gồm vợ chồng, con cái, thì người đầu tiên bước vào nhà sẽ là vợ. Trên tay người vợ sẽ cầm theo một chiếc gương soi. Sau đó, người chồng (chủ nhân căn nhà) sẽ cầm bát nhang của tổ tiên bước vào, lần lượt theo sau là con cái mang theo những đồ vật còn lại như bếp lửa (phải đang cháy), gạo, chăn đệm,...vào trong nhà. Việc này ngụ ý thông báo cho thần linh và thần giữ cửa của ngôi nhà biết được gia đình bạn mới là chủ nhân thật sự của ngôi nhà.

thủ tục chuộc nhà khi mượn tuổi

(Hình minh họa)

 

Nếu như gia đình không có đàn ông, người phụ nữ cầm bát nhang vào trong nhà, thay thế vị trí cho người đàn ông. Lưu ý bát nhang là vật dụng quan trọng nhất, không thể thiếu khi làm thủ tục chuộc nhà khi mượn tuổi.

 

2. Chờ đến giờ hoàng đạo (giờ đẹp trong ngày), gia chủ mang những đồ vật quý giá của bản thân như trang sức, tiền bạc, của cải,...và đem cất vào trong tủ.

 

3. Lần lượt chuyển đồ đạc, vật dụng vào nhà. Sắp xếp lại ngôi nhà cho gọn gàng, sạch sẽ rồi bắt đầu làm lễ.

 

4. Sửa sang lại đồ đạc, vật dụng trong nhà. Lưu ý không nên để những người tuổi Dần phụ dọn dẹp nhà với gia chủ. Đồng thời, phụ nữ có thai cũng không nên làm giúp.


Như vậy, qua bài viết này, Nhadatinfo hy vọng người đọc hiểu được những vấn đề xoay quanh việc mượn tuổi làm nhà một cách chi tiết và chính xác nhất.
 

Nhà đất bán Nhà đất cho thuê
Tin đã lưu