Vì vậy, trong bài viết hôm nay, cùng Nhadatinfo tìm hiểu hướng nam thuộc hành gì cũng như sự tác động của hướng nam đối với phong thủy để có thể mang lại nguồn vượng khí cao nhất cho chính bản thân và cả gia đình.
Hướng nam thuộc hành gì?
Trong phong thủy học, ngũ hành là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu. Ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc, tất cả đều có sự ảnh hưởng cực kỳ lớn đến cuộc sống của cả gia đình sau này.
Theo 8 phương vị phong thủy, hướng nam có ngũ hành thuộc mệnh hỏa. Vì thế, hướng nam phù hợp với những đồ vật có màu sắc thuộc mệnh hỏa (màu bản mệnh) như đỏ, hồng, cam, tím hoặc màu sắc thuộc mệnh mộc (màu tương sinh) như xanh lá, xanh lục,...Đồng thời hướng nam cũng kỵ với những đồ vật mang tính thủy (thủy tinh, hồ cá, bể nước,...) hoặc những đồ vật có màu xanh, màu đen,...
Hướng nam thuộc hành gì?
Đồng thời, hướng chính nam tượng trưng cho thanh danh, uy tín cũng như độ nổi tiếng của gia chủ, vì vậy nên đặt những vật phẩm phong thủy phù hợp tại đây như tháp Văn Xương, tranh ảnh của người nổi tiếng,...
Nhà hướng nam nên sơn màu gì?
Như đã nói ở trên, vì hướng nam có ngũ hành thuộc mệnh hỏa nên những màu sắc phù hợp nhất cho hướng nam là các màu nóng như đỏ, cam, hồng, tím,...thể hiện được sự rực rỡ, nổi tiếng của gia chủ. Đồng thời không nên sơn các màu xanh dương, xanh nước biển, màu đen,...sẽ khiến con đường công danh của gia chủ gặp nhiều trắc trở, khó khăn.
Nhà hướng nam có tốt không?
Theo quan niệm ngày xưa của ông bà ta, “Nhà hướng nam, không làm cũng phất” hoặc “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam”. Chỉ với 2 câu đó, không khó để nhận ra hướng nam là một trong những hướng được đánh giá là phù hợp nhất khi xây nhà. Cùng điểm qua những lý do vì sao nhé.
1. Hướng nam tượng trưng cho phú quý, tài lộc
Xét về thiên tiên bát quái, tượng của hướng nam là thẻ Càn, tượng trưng cho trời, vua,..nên hướng nam còn tượng trưng cho hướng của bậc đế vương.
Cung điện thường có thiết kế tọa bắc hướng nam
Xét về thiên hậu bát quái, tượng của hướng nam là thẻ Ly, tượng trưng cho ánh sáng và lửa. Chính vì vậy, trong thời xa xưa, các vị vua chúa nước ta thường xây dựng ngai vàng, cung đình tọa bắc hướng nam, tượng trưng cho việc hướng về lẽ sáng, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân của mình. Hướng nam thường gắn liền với vận mệnh cao quý, phát đạt và đầy quyền uy của con người.
2. Nhà hướng nam có khả năng thông gió tốt
Với đặc điểm là khí hậu gió mùa nhiệt đới đặc trưng, những ngôi nhà hướng nam được đánh giá là phù hợp nhất ở Việt Nam, vừa có khả năng thông gió tốt, lại vừa nhận được nguồn ánh sáng một cách đầy đủ nhất.
Theo kinh nghiệm lâu năm của các kiến trúc sư, những ngôi nhà được xây dựng theo hướng nam thường mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Vào mùa hè, ngôi nhà hướng nam sẽ nhận được những cơn gió mát từ hướng đông nam thổi tới, làm dịu khi nguồn khí trong nhà. Trong khi đó, vào mùa đông sẽ tránh được gió mùa đông bắc lạnh thấu xương ùa về (nhất là đối với những căn nhà ở khu vực miền bắc).
Nhà hướng nam có khả năng thông gió rất tốt
Như vậy, không khó để nhận ra nguồn khí trong căn nhà luôn ở trong trạng thái lưu thông tốt nhất, mang đến cuộc sống chất lượng cao cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
3. Nhà hướng nam hướng sáng tốt
Trong quan niệm phong thủy học, hướng bắc đại diện cho nguồn âm khí, trong khi dương khí tập trung nhiều ở hướng nam. Bắc và nam, âm và dương, các yếu tố đều được cân bằng, hài hòa với nhau sẽ mang đến thế đất và thế nhà tốt, từ đó có thể mang lại nguồn vượng khí lớn cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, mặc dù nhiều người cho rằng xây nhà theo hướng đông sẽ giúp ngôi nhà nhận được nguồn ánh sáng mặt trời một cách tối đa. Nhưng vào mùa hè, ánh sáng mặt trời ban ngày cũng có độ gay gắt nhất định, mang lại cảm giác nóng bức và khó chịu cho các thành viên trong gia đình.
Thay vào đó, ngôi nhà hướng nam sẽ đảm bảo được cường độ ánh sáng vừa đủ, không quá gay gắt và vẫn tránh được nguồn gió nóng từ phía tây thổi tới vào mùa hè cũng như nguồn không khí lạnh ở phương bắc.
>>> Mua nhà ở Thanh Xuân theo hướng Nam
Tuy nhiên, việc xác định được hướng nam một cách chính xác không phải và việc dễ dàng. Rất nhiều người xây dựng nhà theo hướng nam nhưng lại bị lệch sang hướng tây nam nam hoặc đông nam nam. Vậy làm thế nào để xác định hướng nam một cách chính xác nhất?
Hướng nam bao nhiêu độ? Cách xác định hướng nam chính xác nhất?
Cách xác định phương hướng phổ biến nhất là dựa vào mặt trời (mọc ở hướng đông, lặn ở hướng tây) hoặc sử dụng la bàn. Tuy nhiên, cả la bàn và mặt trời đều không thể hiện được hướng nam một cách chính xác nhất bởi vì phạm vi của góc nam khá rộng.
Vì vậy, để có thể xác định được hướng nam một cách chính xác nhất, các chuyên gia phong thủy thường kết hợp la bàn và 8 cung bát trạch trong nhà, từ đó có thể đảm bảo được nguồn vượng khí của bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.
Cách xác định hướng nam:
Trong thời Đường - Tống, để có thể xác định các hướng dựa trên cung bát quái kết hợp với la bàn một cách chính xác hơn, người ta lại chia mỗi hướng thành 3 sơn đều nhau, mỗi sơn tương ứng với 15 độ. 24 sơn được đặt tên theo 12 địa chi, 8 thiên can (thiên can mậu và kỷ quy về trung cung nên không có phương hướng) và 4 quẻ mà đặt tên cho 24 sơn lần lượt là:
-
Số 1 hướng bắc là 3 sơn nhâm - quý - tý.
-
Số 2 hướng tây nam gồm 3 sơn mùi - khôn - thân.
-
Số 3 hướng đông gồm 3 sơn giáp - mão - ất.
-
Số 4 hướng đông nam là 3 sơn thìn - tốn - tỵ.
-
Số 6 hướng tây bắc là 3 sơn tuất - càn - hợi.
-
Số 7 là hướng tây gồm sơn canh - dậu - tân.
-
Số 8 hướng đông bắc gồm 3 sơn sửu - cấn - dần.
-
Số 9 hướng nam gồm 3 sơn bính - ngọ - đinh.
Tất cả 24 sơn trên la bàn đều được xếp theo thứ tự từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ. Ví dụ, hướng nam có 3 sơn là bính - ngọ - đinh, sơn bính chiếm 15 độ phía bên trái, sơn ngọ chiếm 15 độ ngay chính giữa, sơn đinh chiếm 15 độ phía bên phải. Tất cả các sơn khác còn lại cũng được xác định theo thứ tự như vậy.
Mỗi sơn sẽ được xác định với độ chính giữa như: nhâm 345 độ, hợi 330 độ, càn 315 độ, tuất 300 độ, tân 285 độ, dậu 270 độ, canh 255 độ, thân 240 độ, khôn 225 độ, mùi 210 độ, đinh 195 độ, ngọ 180 độ, bính 165 độ, tỵ 150 độ, tốn 135 độ, thìn 120 độ, ất 105 độ, mão 90 độ, giáp 75 độ, dần 60 độ, cấn 45 độ, sửu 30 độ, quý 15 độ, tý 0 độ (hay 360 độ).
Xác định hướng nam dựa trên la bàn và 8 phương vị phong thủy
Sau khi xác định được tọa độ chính giữa của 24 sơn, chúng ta có thể dễ dàng xác định được hướng nam một cách chính xác nhất.
Cách xác định hướng nam bao nhiêu độ: từ vị trí trung tâm của sơn ngọ (sơn chính giữa của hướng nam). Sơn ngọ có hướng chính giữa là 180 độ, như vậy phạm vi của sơn ngọ là từ 172.5 đến 187.5 độ (cộng trừ thêm 7.5 độ vì phạm vi mỗi sơn chỉ có 15 độ).
Sau khi xác định được phạm vi của sơn ngọ là từ 172.5 đến 187.5 độ, ta hoàn toàn xác định được hướng nam có phạm vi là 157.5 độ đến 202.5 độ (mỗi bên cộng hoặc trừ 15 độ tương ứng với 3 sơn tuất - càn - hợi).
Như vậy, câu hỏi hướng nam bao nhiêu độ đã được trả lời: từ 157.5 độ đến 202.5 độ.
Xem thêm: Cách xác định phương hướng đông tây nam bắc chính xác nhất
Nhà hướng nam hợp tuổi nào?
Mặc dù hướng nam là hướng phù hợp với bậc đế vương, tượng trưng cho phú quý, giàu sang, thanh danh của gia chủ, tuy nhiên không phải ai cũng hợp với hướng nam. Theo lí luận của phong thủy phái Bát trạch, nhà hướng nam chỉ hợp với những tuổi thuộc Đông tứ mệnh. Với những gia chủ thuộc mệnh Tây tứ mệnh, có thể xây nhà theo hướng nam nhưng cần thêm một số vật phẩm phong thủy để hóa giải khắc tuổi và hướng như gương bát quái, cây xanh phong thủy,...
Để có thể xác định được tuổi gia chủ thuộc tây tứ mệnh hay đông tứ mệnh, cách tính thường được sử dụng nhiều nhất là dựa trên quái số:
Bước 1: xác định năm sinh âm lịch của gia chủ. Lưu ý cần thực hiện bước này thật chính xác, nếu không tất cả các bước phía sau sẽ bị tính lệch đi hoàn toàn.
Ví dụ: gia chủ sinh ngày 2/1/1990 dương lịch thì tính năm sinh âm lịch là năm 1989.
Bước 2: cộng 2 số cuối năm sinh lại với nhau, và lần lượt giản ước tới lúc chỉ còn một chữ số thì dừng lại.
Ví dụ: gia chủ sinh năm 1989, ta có 8 + 9 = 17, tiếp tục lấy 7 + 1 =8 thì dừng lại.
Bước 3: tính quái số:
Đối với nam: lấy 10 trừ đi số tìm được ở trên (trong trường hợp sinh năm 2000 trở lên thì thay số 10 là số 9).
Nếu gia chủ là nam, lấy 10 - 8 = 2. Vậy gia chủ nam sinh năm 1989 có quái số là 2.
Đối với nữ: lấy 5 cộng với số vừa tìm được (trong trường hơp sinh năm 2000 trở lên thì thay số 5 bằng số 6).
Nếu gia chủ là nữ, lấy 5 + 6 = 11, giản ước 1 + 1 =2. Vậy gia chủ nữ sinh năm 1989 cũng có quái số là 2.
Nếu như kết quả gia chủ rơi vào các số 1, 3, 4, 9 thì gia chủ thuộc nhóm Đông Tứ Mệnh, nếu kết quả rơi vào 2, 5, 6, 7, 8 thì gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh.
Nhà hướng nam nên đặt bếp hướng nào?
Theo lý luận của các chuyên gia phong thủy, vì hướng nam phù hợp với những gia chủ thuộc mệnh đông tứ trạch nên nhà hướng nam nên đặt bếp phù hợp với những hướng thuộc đông tứ trạch lần lượt là các hướng Bắc, Nam, Đông Nam và hướng Đông.
Tuy nhiên, hướng bếp phù hợp nhất với những ngôi nhà hướng nam là hướng đông và hướng đông nam. Gia chủ không nên đặt bếp ở hướng bắc. Bắc và nam ngược hướng với nhau, bếp hướng bắc là đại kỵ cho ngôi nhà hướng nam, các nguồn khí khắc với nhau, sẽ dẫn tới mâu thuẫn, cãi vã trong gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, hướng bắc còn có ngũ hành thuộc mệnh thủy, mà bếp lại có lửa, thuộc mệnh hỏa. Thủy hỏa khắc nhau, cuộc sống gia đình cũng gặp phải nhiều khó khăn.
Trong quan điểm của phong thủy học, hướng bếp và hướng nhà cùng hướng sẽ khiến công danh, sự nghiệp khó mà có thể thăng tiến, tiền bạc bị tiêu hao, thất thoát tài sản.
Vì vậy, nhà hướng nam nên đặt bếp hướng đông hoặc hướng đông nam để có thể mang lại vượng khí cho chính bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.
Xem thêm những bài viết cùng chủ đề: